Đối với nhiều người sử dụng tài khoản cũng như dịch vụ hỗ trợ của Google, thì mật khẩu đăng nhập chính là thông tin cần phải đảm bảo an toàn nhất. Chúng ta có thể coi đây là 1 chiếc chìa khóa duy nhất tới Google Docs, AdWords, Google calendars... và nhiều hơn thế nữa. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số thao tác cơ bản để tăng cường khả năng bảo mật cho tài khoản Google.
Hướng dẫn bảo mật an toàn hộp thư Gmail và ứng dụng Google
Trước khi bắt đầu, các bạn có thể tham khảo thêm danh sách Gmail Security Checklist của chính Google để hiểu rõ hơn về những bước tiến hành dưới đây.
1. Kiểm tra kỹ các extension hỗ trợ và tình trạng cập nhật của browser:
Liên quan đến trình duyệt của hầu hết mọi người sử dụng chính là các add – on, plug – in hoặc extension hỗ trợ. Về mặt kỹ thuật, những ứng dụng này giúp chúng ta đơn giản hóa hoặc rút ngắn những quá trình không cần thiết trong công việc, nâng cao hiệu suất hoạt động của trình duyệt, nhưng nếu không sử dụng đúng cách hoặc hiểu sai lệch về chức năng của ứng dụng đó, rất có thể các bạn đã tự gây khó khăn cho mình.
- Với Internet Explorer, hãy tham khảo về các cách tạm dừng hoặc tắt bỏ một số thành phần trên trình duyệt này. Ví dụ, nếu muốn disable một số extension của cá hãng third – party, các bạn nhấn Tools > Internet Options > Advanced và bỏ dấu check tại ô Enable third party browser extensions bên dưới mục Browsing. Sau đó khởi động lại IE để áp dụng sự thay đổi này.
- Còn với Mozilla Firefox thì các bạn có thể tham khảo cách kiểm tra các Plugins của bên thứ 3.
- Về phần Google Chrome, hãng đã yêu cầu bộ phận phát triển extension dành cho Chrome tích hợp thêm tính năng tự động cập nhật, để đảm bảo tình trạng bảo mật cho người dùng:
2. Thường xuyên thay đổi mật khẩu:
Đây là thao tác cơ bản, đơn giản, dễ thực hiện nhất, nhưng đồng thời cũng dễ bị bỏ qua bởi phần lớn người sử dụng. Lời khuyên của các chuyên gia bảo mật đưa ra tại đây là, người dùng nên thường xuyên thay đổi mật khẩu của họ định kỳ, trung bình là 1 tháng 1 lần. Không chỉ áp dụng với Google Accounts, mà họ nên áp dụng với tất cả các tài khoản trực tuyến khác.
3. Thiết lập và sử dụng cơ chế Two - Step Verification:
Đây là điểm nhấn quan trọng nhất trong Security Checklist mà Google đã đề cập tới. Chế độ Two - Step Verification sẽ gán thêm 1 lớp bảo mật nữa tới tài khoản Google bằng cách yêu cầu 1 đoạn mã nhất định mỗi khi người dùng đăng nhập.
4. Các yêu cầu về bảo mật đối với doanh nghiệp phải được đáp ứng:
Nếu hoạt động trong 1 mô hình tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp nào đó, bạn hãy yêu cầu tất cả nhân viên cũng như bộ phận quản lý áp dụng các điều khoản trong Google Security Checklist. Chẳng hạn, nếu muốn chia sẻ dữ liệu Docs hoặc một số thành phần khác đối với khách hàng, đối tác thì hãy tạo riêng những địa chỉ email tương ứng trong những trường hợp đó để đề phòng rủi ro và vẫn đảm bảo được hiệu quả công việc.
Còn nếu như bạn giữ được mối quan hệ với đối tác qua Google, hãy gửi cho họ các bài viết, hướng dẫn tham khảo và khuyến khích họ làm theo những bước đó, quan trọng nhất là quá trình kích hoạt và sử dụng Two – Step Verification như trên
Chúc các bạn thành công!
CHÚ Ý: để được cảnh báo virus và được Tư vấn Hỗ trợ và nhận Key Download mới nhất của phần mềm diệt Virus này hãy Tham gia nhóm Facebook tại đây
Theo PC World
Các tin khác liên quan cùng chủ đề
- Hướng dẫn cài bảo vệ hộp thư Gmail bằng 2 lần mật khẩu - 2-Step Verification
- Hướng dẫn phòng chống Virus an toàn với Bkav Safe Run
- Lỗ hổng bảo mật zero day của Flash và Adobe Reader
- Phân biệt và phát hiện Virus, Spyware, Trojan, Malware và Worm
- Bản quyền phần mềm diệt Virus BkavSMS dành cho công ty vừa và nhỏ
- Bản quyền và thỏa thuận sử dụng Bkav Pro với khách hàng
- Các xử lý và diệt Virus lấy nhiễm qua Yahoo Messenger
- Cách cài đặt và đăng ký sử dụng Bkav Pro 2011 2012
- Facebook và các mạng xã hội khác đang là mục tiêu của Hacker
- Hướng dẫn cài đặt Bkav Mobile Security cho ĐTDD Android
- Hướng dẫn cách diệt Malware, Spyware, Trojan bằng tay sử dụng phần mềm miễn phí
- Hướng dẫn cách phục hồi dữ liệu ổ cứng bị Format, Ghost, Xóa nhầm