Công nghệ thông tin mang đến cho con người những tiện ích. Tuy nhiên, các mối đe dọa lừa đảo cũng tăng theo thông qua các hành vi trộm cắp danh tính. Và thể loại nguy hiểm nhất lại từng được biết đến với một mục đích ban đầu tốt đẹp, đó là các KeyLogger - Phần mềm theo dõi bàn phím
Mã độc KeyLogger - Kẻ theo dõi bàn phím cực kỳ nguy hiểm
Muôn vàn chiêu lừa đảo
Không cần có kiến thức sâu về CNTT mà chỉ cần một số mánh lới và các công cụ có sẵn đầy rẫy trên mạng với hướng dẫn khá tỷ mỷ là có thể thực hiện thành công việc lừa đảo. Với một phần mềm Keylogger như Perfect KeyLogger, kẻ xấu sẽ nhúng nó vào một ứng dụng quen thuộc như Vietkey, Unikey, các công cụ bẻ khóa phần mềm và khi tiến hành cài đặt người dùng sẽ bị nhiễm virus này và bị theo dõi mọi thao tác gõ phím
Sau đó, kẻ xấu có thể gửi một liên kết kèm theo phần mềm gián điệp, gửi đến các địa chỉ email và nếu người nhận nhấn vào liên kết đó họ sẽ bị nhiễm phần mềm độc hại. Sau khi thu thập được thông tin, chúng kiên trì theo dõi thói quen của người dùng, giọng điệu, tâm lý và chờ thời cơ ra tay với những số tiền nhỏ nhằm đỡ bị cảnh giác.
Nguy hiểm hơn, nếu nạn nhân ở nước ngoài hoặc có người thân ở nước ngoài thì có thể bị lừa đảo số tiền lớn hơn do những cản trở về địa lý, khác biệt về thời gian và xác thực. Trong các game trực tuyến, những kẻ xấu còn lợi dụng tâm lý hám lợi của người dùng như được miễn phí tiền tệ trong game, dụ người chơi điền mật khẩu.
Trong năm qua, xuất hiện rất nhiều đối tượng lấy trộm tài khoản Yahoo! Messenger hay email để đổi mật khẩu, đăng nhập để lừa người thân, bạn bè có trong danh sách liên lạc để thực hiện hành vi lừa đảo. Đóng vai người bị mất thông tin cá nhân, những kẻ này thường nhờ người thân, bạn bè nạp hộ thẻ điện thoại, thẻ game, chuyển tiền với đủ thứ lý do như đang ở xa, vừa bị mất tiền, mất điện thoại, kẹt xe hay là đang có đợt khuyến mãi lớn muốn chia sẻ. Ngoài ra, chúng cũng có thể dụ người khác truy cập vào các liên kết độc hại nhằm mở rộng danh sách người bị hại. Các liên kết đó chứa ảnh ca sỹ, diễn viên nổi tiếng hay trò chơi có thưởng.
Cách phòng chống KeyLogger hiệu quả
Trong quá trình trò chuyện hoặc duyệt email, chú ý không nhấn vào đường liên kết lạ, bất thường, có địa chỉ gửi không rõ ràng. Không làm theo hướng dẫn yêu cầu nhập tên và mật khẩu của các tài khoản cá nhân, nhất là các tài khoản quan trọng liên quan đến liên lạc, thanh toán. Không truy cập các trang web có lời mời gọi hấp dẫn, hay không cho phép trang web chạy các tiện ích mở rộng mà không biết rõ nguồn gốc, kiểm tra địa chỉ liên kết và không đăng nhập nếu có sự thay đổi mà không có thông báo chính thức từ công ty.
Hạn chế sử dụng hoặc đăng nhập trên các máy tính công cộng và nếu bắt buộc phải đăng nhập thì hãy đăng xuất sau khi xong việc và kiểm tra xem trình duyệt hay phần mềm có tùy chọn lưu giữ mật khẩu của bạn hay không. Ở một số trang quan trọng, bạn có thể vô hiệu hóa javascript của trình duyệt để tránh những phần mềm độc hại trong đó có keylogger tự ý xâm nhập vào máy tính.
Tận dụng các công cụ hỗ trợ cũng là một cách phòng chống hiệu quả như phần mềm diệt virus như Bkav, Kaspersky... hoặc các phần mềm phát hiện KeyLogger, sử dụng bàn phím ảo…
Nếu nghi ngờ máy tính đã bị nhiễm KeyLogger thì bạn có thể thử tìm kiếm chúng bằng các phần mềm bảo mật hiện có trên thị trường. Tuy nhiên, về cơ bản những phần mềm này không coi KeyLogger hoàn toàn là mối đe dọa nên có thể có trường hợp bỏ qua chúng. Vì thế bạn cần tiến hành cài đặt nâng cao cho phần mềm của mình, ví như trong Bkav hoặc KIS 2013 có tính năng chống KeyLoger rất hiệu quả
CHÚ Ý: để được cảnh báo virus và được Tư vấn Hỗ trợ và nhận Key Download mới nhất của phần mềm diệt Virus này hãy Tham gia nhóm Facebook tại đây
Theo BB.Com.Vn
Các tin khác liên quan cùng chủ đề
- Chống lây nhiễm virus và mã độc khi sử dụng hộp thư điện tử email
- Cảnh giác Virus, Malware lây nhiễm trên iPhone, iPad, iPod Touch chạy HĐH iOS
- Cần tăng cường bảo mật khi sử dụng điện thoại di động Smartphone
- Giải pháp bảo mật chống Virus cho doanh nghiệp của Check Point
- Hàng loạt giải pháp phần mềm an ninh mới của IBM cho các tổ chức
- Internet Explorer dính lỗ hổng bảo mật, khuyến cáo người dùng không nên sử dụng lúc này
- Lỗ hổng Java giúp Hacker cài Virus mã độc vào 1 tỉ máy tính
- Lỗ hổng trên Windows 7 và Vista giúp hacker xâm nhập dễ dàng
- Những điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện thoại Smartphone
- Sophos UTM - Giải pháp bảo mật và chống virus toàn diện cho doanh nghiệp
- Windows 8 mới ra mắt đã dính lỗi bảo mật