Sau "sự cố" Phương Uyên - giám đốc âm nhạc The Voice - lộ băng ghi âm liên quan đến nghi án dàn xếp kết quả tại cuộc thi Giọng hát Việt, dư luận đặt ra nhiều nghi vấn nữ nhạc sỹ này muốn đánh bóng tên tuổi. Nhưng bên cạnh đó, nhiều người lại đặt câu hỏi về việc liệu từ điện thoại di động, email..., các thông tin cá nhân có bị hacker xâm nhập, đánh cắp một cách dễ dàng?
Dùng điện thoại Smartphone, Laptop, máy tính bảng cần cảnh giác để mất thông tin cá nhân quan trọng
Rất dễ mất thông tin cá nhân trên điện thoại, laptop
Tại buổi họp báo chiều ngày 11/9, nhạc sĩ Phương Uyên - nhân vật trung tâm của scandal này bật khóc và nói: "Tôi bị hại, bị bôi nhọ cả bản thân tôi lẫn chương trình. Tôi xin lỗi tất cả vì những thông tin bị đánh cắp để ảnh hưởng đến chương trình". Ông Trần Quang Minh, Giám đốc Công ty Cát Tiên Sa cũng cho biết: Ban tổ chức chương trình đã gửi đơn đến Tổng cục cảnh sát để điều tra nguồn tung clip cũng như mục đích, động cơ.
Phương Uyên cho biết không thể hiểu vì sao những thông tin cá nhân của cô lại có thể bị tung lên mạng một cách dễ dàng như vậy. Sự việc của Phương Uyên đã trở thành đề tài "nóng bỏng" trên các mạng xã hội. Không phải họ lên tiếng phê phán Phương Uyên, mà dư luận đặt câu hỏi vì sao những thông tin cá nhân có thể bị đánh cắp một cách dễ dàng như vậy? Nhiều người e ngại, khi thông tin cá nhân bị tiết lộ thì sẽ ảnh hưởng đến đời tư, công việc cá nhân. Điều khiến nhiều người lo ngại là liệu thông tin cá nhân có dễ bị đánh cắp?
Trao đổi với PV báo Người đưa tin, ông Nguyễn Minh Đức, giám đốc bộ phận an ninh mạng BKAV nhận xét: "Với những thông tin clip đưa trên mạng và những thông tin đưa ra trong buổi họp báo, tôi chưa thể đưa ra kết luận chính xác. Bởi thông tin trên clip hoàn toàn có thể bị làm giả, cắt cúp hoặc có chỉnh sửa. Vì thế không thể võ đoán mà cơ quan chức năng sẽ phải làm việc trực tiếp với Phương Uyên trên cơ sở những thiết bị, bằng chứng cụ thể như iPhone, iPad... của cá nhân Phương Uyên".
Tuy nhiên, theo ông Đức: "Về mặt nguyên tắc, những thông tin cá nhân như mật khẩu của email, hoàn toàn có thể bị lộ do chủ tài khoản cung cấp cho một vài người thân quen, hoặc đặt mật khẩu dễ đoán. Cũng có trường hợp đã từng bị lừa truy cập vào một website nào đó, khi nhập mật khẩu vào mà chủ nhân của tài khoản không nghĩ đó là một web lừa đảo. Ngoài ra, máy tính xách tay cũng có thể bị cài phần mềm gián điệp để ăn cắp thông tin tài khoản. Nói như vậy, mật khẩu email hoàn toàn có thể bị đánh cắp và đương nhiên những thông tin riêng tư trong email cũng bị lấy mất".
Thiết bị hiện đại (điện thoại, laptop, tablet...) cũng có lỗ hổng
Theo ông Đức, không chỉ riêng ở iPhone, iPad và máy tính cá nhân khi truy cập wiffi, việc mất mật khẩu cũng diễn ra thường xuyên nếu như chủ nhân của máy không để ý. Đặc biệt hơn, thiết bị di động có thể dễ dàng cho người này, người khác mượn cầm một lúc, sẽ có nguy cơ mất thông tin cao hơn. Kẻ xấu có thể chụp màn hình mail trao đổi thông tin, những nốt mà chỉ chủ điện thoại mới biết, hoặc gửi bưu ảnh về địa chỉ khác... Chỉ cần cho mượn điện thoại 5-10 phút, kẻ gian hoàn toàn có thể làm được tất cả những việc đó và không cần đến mật khẩu. Đó là sự sơ hở của các thiết bị di động từ thông tin cá nhân đến hình ảnh "nhạy cảm" có trong đó.
Xung quanh những câu hỏi mà nhiều người đặt ra, liệu khi sử dụng email, điện thoại di động..., haccker có thể xâm nhập, ăn cắp thông tin cá nhân hay không, ông Đức nhắc lại câu chuyện năm 2010, khi mà mạng 3G bắt đầu hoạt động ở Việt Nam. Các chuyên gia an ninh mạng đã tìm ra và cảnh báo cho các công ty viễn thông một số lỗ hổng trong hệ thống. Nếu như hacker xâm nhập được thì chúng có thể đánh cắp các dữ liệu về tài khoản cá nhân, các giao dịch trực tuyến của khách hàng.
Trên thế giới có hình thức tấn công nào an ninh mạng nào thì tại Việt Nam cũng xuất hiện các hình thức tấn công đó. Từ đột nhập hệ thống ngân hàng lấy cắp dữ liệu tài khoản, tấn công website các công ty chứng khoán chỉ là một phần trong vô số việc làm của giới hacker. Và cũng do những việc làm xâm nhập bất hợp pháp vào hệ thống mà khái niệm hacker từ lúc đầu với ý nghĩa tốt đã chuyển hẳn sang nghĩa xấu.
Theo khuyến cáo của ông Đức, đối với bất kỳ một cá nhân nào cũng cần giữ một nguyên tắc bất di bất dịch, mật khẩu email không được đưa cho bất kỳ ai, kể cả người thân quen. Hai người biết thì không còn là bí mật. Mật khẩu email trên điện thoại di động còn được sử dụng làm rất nhiều việc khác nữa như cài đặt phần mềm, gửi các thông tin lên facebook
Cần phải thiết lập mật khẩu cho điện thoại, đặc biệt là điện thoại thông minh như máy tính bảng, iPhone… Ngoài ra, không bấm vào đường dẫn lạ, không điền mật khẩu vào những trang web có địa chỉ lạ, có mã độc. Một nguyên tắc nữa cần cài đặt các phần mềm khử mã động trên thiết bị di động để nó ngăn chặn những phần mềm gián điệp, ăn cắp thông tin cá nhân và thâm nhập vào điện thoại.
CHÚ Ý: để được cảnh báo virus và được Tư vấn Hỗ trợ và nhận Key Download mới nhất của phần mềm diệt Virus này hãy Tham gia nhóm Facebook tại đây
Theo Lan Thơm
Các tin khác liên quan cùng chủ đề
- Bkav Mobile Security giúp tìm lại điện thoại bị mất và bảo vệ thông tin cá nhân
- An ninh mạng và an toàn thông tin là yếu tố quan trọng để phát triển CNTT
- Cảnh giác khi đưa thông tin cá nhân lên mạng Internet
- Cần tăng cường bảo mật khi sử dụng điện thoại di động Smartphone
- Giả mạo số điện thoại để lừa đảo qua tin nhắn điện thoại di động
- Kaspersky Lab cảnh báo tình trạng lộ thông tin cá nhân
- Đặt mật khẩu cho điện thoại di động Smartphone nếu muốn an toàn
- Bkav Mobile Security 2012 giá 299.000 vnđ, miễn phí dùng thử 3 tháng - Khuyến mại đặc biệt
- Bkav dành giải "Sản phẩm An toàn thông tin được người dùng ưa chuộng nhất"
- Các mối nguy hiểm trên mạng Internet người dùng Online cần cảnh giác
- Cảnh báo lỗ hổng trên thiết bị di động Android giúp hacker đánh cắp thông tin tài khoản
- Cảnh giác với Virus lấy cắp thông tin tài khoản ngân hàng