Trước đây kẻ xấu sử dụng chiêu hack nick Yahoo Messenger để lừa đảo mạo danh một người bạn để nhờ nạp thẻ cào điện thoại thì giờ bùng phát thêm chiêu lừa mới gần tương tự thế này trên di động qua SMS.
Cảnh giác các tin nhắn lừa đảo trên ĐTDD gạ nạp tiền thẻ điện thoại
Chia sẻ trên Facebook cá nhân, thành viên Nguyen Bac cho biết, trò lừa đảo cũ qua SMS nay lại xuất hiện với quy trình: đầu tiên, kẻ lừa đảo dùng 1 SIM rác, nhắn một tin đồng loạt cho nhiều người với nội dung "Đang làm gì thế, giờ có bận không, tớ nhờ tý việc được không" và kèm theo một trong số những cái tên như Thúy/Hương/Lan....
Nếu ai nhanh tay nhắn lại thì sẽ nhận được một tin nhắn nhờ mua thẻ điện thoại, còn nếu ai gọi lại thì chắc chắn bên kia không nghe máy và nhận được một cái tin đại loại "... đang bận, không nghe điện thoại được, làm ơn nhắn tin nhé", tiếp theo cũng là một cái tin mua hộ cái thẻ điện thoại. Nếu ai mua mà nạp cho kẻ lừa đảo, khi gọi lại chỉ nhận được máy báo number busy" hoặc "tút....... tút......... tút...". "Chiêu này mình bị lừa hồi năm thứ 3 đại học (2007) và đến ngày 9/9 vừa rồi mới thấy có kẻ lừa lại với nội dung tương tự như năm 2007", thành viên này cho biết thêm.
Sau đó, rất nhiều thành viên khác chia sẻ với Nguyen Bac về tình trạng cũng nhận được những tin nhắn với nội dung tương tự nhưng "biết chắc là lừa đảo nên đã không làm theo". Mặc dù vậy, cũng có không ít người suýt bị lừa nhưng "may mà khi đó đang đi chơi không mang theo tiền, chứ mang theo cũng nộp cho quân lừa đảo rồi".
Gần đây, nhiều độc giả của cũng phản ánh họ nhận được nhiều tin nhắn lừa nạp thẻ tương tự như trên. Nhiều độc giả tỏ ra bức xúc rằng nếu không quản chặt được thuê bao trả trước thì các chiêu thức lừa đảo khách hàng sử dụng dịch vụ di động sẽ còn tiếp diễn nhiều trong thời gian tới.
Ngoài nạn lừa nạp thẻ cào, một số thành viên khác trên Facebook cũng than vãn về việc đổi nick Yahoo Messenger do bị kẻ "mạo danh" bạn của mình gửi đường link/file ảnh và do tin tưởng nên đã truy cập, để rồi nick Yahoo "không cánh mà bay" theo kẻ lừa đảo. Bạn Thu Thủy chia sẻ trên Facebook: "Hôm nay mình bị lừa này và các bạn cẩn thận nhé, đừng vào trang http://www.blog360lus.coo.me/ nhé".
Khi phóng viên truy cập vào trang web này thì chỉ nhận được dòng thông báo "Website này bị phản ánh có mục đích xấu cần kiểm duyệt nên chưa thể truy cập."
Trung bình 2-3 ngày nhận được một phản ánh bị lừa đảo
Ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bộ phận An ninh mạng Bkav cho biết, có 2 dạng lừa đảo phổ biến nhất hiện nay bao gồm lừa đưa đường link/file ảnh để lấy cắp mật khẩu qua Yahoo để từ đó đi lừa người khác; mạo danh một người bạn thân đang đi công tác quên tiền hay mất phí để nhờ nạp thẻ hoặc nạp thẻ để hưởng khuyến mãi của MobiFone, Viettel, VinaPhone. Từ đầu năm đến nay, trung bình cứ khoảng 2-3 ngày có một trường hợp bị lừa nhờ Bkav hỗ trợ.
Đối với kiểu lừa đảo thứ nhất, khi lẻ lừa đảo "mạo danh" một người bạn đưa một đường link hấp dẫn cho người dùng, và khi họ bấm vào thì sẽ ra một trang web có giao diện giống trang đăng nhập của Yahoo!blog hay Facebook. Thường người dùng sẽ nghĩ rằng muốn xem nội dung thì phải đăng nhập tài khoản và mật khẩu của mình mà không để ý đến địa chỉ trên trình duyệt. Từ đó, kẻ lừa đảo sẽ biết được mật khẩu và truy cập vào để thay đổi mật khẩu người dùng. "Còn file ảnh gửi kèm qua Yahoo thường là virus nên khi click vào thì sẽ bị nhiễm key logger và đánh cắp mật khẩu", ông Đức cho biết thêm.
Còn kiểu lừa đảo thứ hai lợi dụng sự nhẹ dạ, hay lòng tham của người dùng để lấy tiền. Cũng theo ông Đức, cả 2 kiểu lừa đảo trên đều phổ biến và đi kèm với nhau, trong đó kiểu lừa đảo thứ nhất dùng lấy trộm càng nhiều nick Yahoo càng tốt để từ đó thực hiện hành vi lừa đảo thứ hai.
Khi được hỏi tại sao dù đã được các phương tiện truyền thông cảnh báo rất nhiều nhưng vẫn có người bị mắc lừa, ông Đức cho rằng, do thói quen nhận đường dẫn/file ảnh qua bạn bè của người sử dụng, do lòng tốt muốn giúp bạn trong lúc khó khăn nên không có sự đề phòng, cẩn trọng.
Vì vậy, Bkav khuyến cáo người dùng nên nâng cao nhận thức khi nhận được đường dẫn qua chat, để ý xem trang web đó có đúng là của các nhà cung cấp dich vụ hay không, còn khi nhận file thì phải hỏi kĩ người gửi trước khi mở cũng như cài đặt các phần mềm diệt virus chặn file lạ hay gửi dữ liệu ra ngoài. "Khi được bạn bè nhờ nạp tiền, chúng ta nên gọi điện hỏi xác nhận xem có đúng cần chuyển tiền hay không", ông Đức kết luận.
CHÚ Ý: để được cảnh báo virus và được Tư vấn Hỗ trợ và nhận Key Download mới nhất của phần mềm diệt Virus này hãy Tham gia nhóm Facebook tại đây
Theo TP
Các tin khác liên quan cùng chủ đề
- Bùng phát nạn hacker đánh cắp mật khẩu Yahoo Messenger lừa tiền điện thoại
- Các cuộc tấn công của hacker gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD mỗi năm
- FaceNiff - Ứng dụng đánh cắp dữ liệu Wifi Hack tài khoản Facebook
- Facebook và các mạng xã hội khác đang là mục tiêu của Hacker
- Hacker Việt Nam tấn công website tuổi teen kenh 14 VN
- Hacker lợi dụng lỗ hổng tải về toàn bộ kho nhạc số Michael Jackson
- Hacker phá thủng Google Chrome dành giải thưởng 60.000 USD
- Hacker thủ lĩnh của nhóm tin tặc Anonymous bị bắt
- Hacker tấn công Web khiêu dâm đánh cắp hàng loạt thẻ tín dụng
- Hacker đánh cắp và công khai dữ liệu tài khoản của 1 triệu người dùng
- Hàng loạt Website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị hacker tấn công
- Hàng ngàn website Việt Nam bị Hacker tấn công