Chuyên gia bảo mật Sophos vừa đưa ra cảnh báo người dùng cần cẩn thận khi đọc những e-mail mà mình được đánh dấu trong một tấm ảnh đăng tải trên Facebook bởi rất có khả năng những e-mail đó có chứa một mã độc hại có tên Troj/JSRedir-HW.
Cảnh giác Virus chứa mã độc qua email giả dạng Facebook
Trang blog NakedSecurity của Sophos đã chỉ ra mối đe dọa trên từ ngày hôm qua, và hãng bảo mật nổi tiếng cho rằng đây là một “chiến dịch spam qua e-mail” nhằm phát tán mã độc hại malware.
Theo Sophos, e-mail có thể sẽ giả mạo mạng xã hội lớn nhất thế giới bằng địa chỉ web gửi đến là “Faceboook” thay vì Facebook. Đường dẫn trong e-mail sẽ dẫn người dùng tới một mã iFrame, sau đó loại mã này gián tiếp giúp tin tặc sử dụng bộ công cụ phát triển malware cực kỳ thành công của BlackHole Exploit Kit, khai thác các lỗ hổng phần mềm để truyền malware tới máy tính người dùng.
E-mail giả mạo mạng xã hội Facebook có chứa mã độc hại. Sự nguy hiểm của mã độc hại này là chỉ trong vòng 4 giây, người dùng sẽ được chuyển hướng tới trang web giả mạo rất giống với trang Facebook.
Các chuyên gia bảo mật khuyên người dùng khi check mail từ Facebook thì cần phải kiểm tra cẩn thận chính tả, nếu nhận thấy có 3 số 0 ở địa chỉ người gửi thì đừng click vào đường link gửi kèm. Ngoài ra, nếu không nhận thấy tên của Facebook viết sai thì người dùng nên rê chuột đến link để kiểm tra xem trang web dẫn đến có đúng là trang Facebook thật hay không?
Bộ công cụ BlackHole Exploit Kit đã xuất hiện từ năm 2010, là một trong những “vũ khí” độc hại nổi tiếng nhất từ trước đến nay, giúp tin tặc tải mã độc đến máy tính nạn nhân.
CHÚ Ý: để được cảnh báo virus và được Tư vấn Hỗ trợ và nhận Key Download mới nhất của phần mềm diệt Virus này hãy Tham gia nhóm Facebook tại đây
Theo Mashable
Các tin khác liên quan cùng chủ đề
- 6 triệu máy tính nhiễm virus trong tháng 4 chủ yếu qua USB
- Chống lây nhiễm virus và mã độc khi sử dụng hộp thư điện tử email
- Các xử lý và diệt Virus lấy nhiễm qua Yahoo Messenger
- Công nghệ chống Virus mới diệt Virus hiệu quả hơn
- Cảnh báo Virus cực kỳ nguy hiểm tương tự virus Stuxnet
- Cảnh giác với Virus lấy cắp thông tin tài khoản ngân hàng
- Cảnh giác với Virus, Malware trên ĐTDD chạy iOS và Android
- Facebook có thêm tính năng đề xuất phần mềm quét Virus
- Phòng chống Virus lây nhiễm qua USB với Bitdefender USB Immunizer
- Tràn ngập Virus và phần mềm diệt Virus giả mạo
- VB100 - Top các phần mềm diệt Virus được cấp chứng nhận Virus Bulletin
- Virus Rihanna tung hoành trên mạng xã hội Facebook