Android có một điểm khác biệt quan trọng so với hầu hết những hệ điều hành đi động phổ biến hiện nay, đó chính là tính "mở" của nó. Google đã thiết kế Android theo hướng "mở" từ hệ điều hành, phần nhân cho đến cả cách sử dụng nữa. Chính vì tính "mở" trong quá trình xài máy mà các thiết bị Android có nguy cơ bị dính phần mềm mã độc (malware) cao hơn so với các nền tảng khác nếu người dùng không quan tâm đến các vấn đề bảo mật.
Những điều cần biết để bảo vệ điện thoại Android khỏi virus và mã độc
Vậy làm sao để bảo vệ smartphone, tablet Android của chúng ta trước mối nguy hiểm này? Xin chia sẻ với anh em một vài thủ thuật nhỏ mà mình thường áp dụng trong thời gian qua.
1. Hạn chế cài ứng dụng không thông qua Google Play: đây là tính năng "con dao hai lưỡi" của Android và nó đã xuất hiện từ những ngày đầu hệ điều hành này xuất hiện. Việc cài app từ bên ngoài như thế rất tiện cho những ai muốn xài ứng dụng bẻ khóa, ứng dụng lậu
2. Đọc kĩ permission của ứng dụng: cái này đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhưng nhiều người dùng vẫn còn rất chủ quan. Trước hết, chúng ta cần biết Permission là gì. Permission là tập hợp các "quyền" mà bạn cần phải cho phép ứng dụng dùng đến nhằm đảm bảo hoạt động của nó thật trơn tru, ví dụ như app Facebook cần truy cập Internet và sử dụng tính năng rung, Gmail cần vào danh bạ để lấy địa chỉ email, hay các app nhắn tin thì cần cho phép gửi nhận SMS. Những quyền này cũng khá đơn giản để đọc và hiểu
3. Cẩn thận với app giả mạo trên Google Play: cũng hơi buồn khi mà ngay chính trên Google Play vẫn có tình trạng ứng dụng giả mạo. Hãy cẩn thận với những phần mềm như thế bởi chúng ẩn chứa nguy cơ bảo mật cực kì rõ ràng, và thường thì đã giả mạo thì lập trình viên sẽ có ý đồ xấu xa gì đó chứ nếu không thì cần gì hắn ta phải lừa đảo người dùng.
4. Kích hoạt tính năng xác thực ứng dụng trong Android: trong Android, Google có tích hợp một tính năng để xác thực ứng dụng, không quan trọng là bạn cài app đó từ Google Play hay cài từ nguồn bên ngoài vào. Tính năng này nằm rất hữu ích nếu bạn thường xuyên cài app không qua Google Play để dùng các mục đích thử nghiệm và vọc máy
5. Cập nhật phần mềm thường xuyên: Đây là thứ "biết rồi, khổ lắm, nói mãi", vậy mà vẫn còn nhiều người cảm thấy lười và không update hệ điều hành hay các ứng dụng mà mình đang dùng. Bạn để ý xem, hầu hết các đợt cập nhật app là để "cải thiện độ ổn định, sửa lỗi bảo mật, tăng cường hiệu năng hoạt động" đấy thôi. Các bản vá Android cũng có mục đích tương tự như thế. Đừng lười nhé anh em, chịu khó để máy cập nhật thì chúng ta sẽ an toàn hơn, lợi ích cho chính mình mà.
6. Ứng dụng Antivirus: đây cũng là một giải pháp mà nhiều người nghĩ đến khi cần chống lại virus và malware và tăng cường tính bảo mật cho thiết bị di động. Phần mềm antivirus trên Android có rất nhiều, từ những tên tuổi lớn như Norton, Kaspersky, Bitdefender, Trend Micro, ESET cho đến những công ty nhỏ hơn như Lookout, Comodo, Sophos..., cả có phí lẫn miễn phí.
Hi vọng những thông tin bên trên sẽ giúp được anh em trong quá trình sử dụng thiết bị Android của mình. Nếu bạn có thêm điều gì muốn chia sẻ thì mời comment ngay trong topic này luôn nhé. Chúc vui vẻ!
CHÚ Ý: để được cảnh báo virus và được Tư vấn Hỗ trợ và nhận Key Download mới nhất của phần mềm diệt Virus này hãy Tham gia nhóm Facebook tại đây
Theo TinhTe
Các tin khác liên quan cùng chủ đề
- Bkav và Kaspersky khuyến cáo người dùng cảnh giác các mã độc và virus trên điện thoại di động
- Virus và mã độc lây nhiễm trên điện thoại Android ngay trong chợ ứng dụng Google Play
- Bảo vệ máy tính khỏi Virus và Hacker bằng Sandbox
- Hệ điều hành Android Jelly Bean 4.2 của Google vẫn quá kém để chặn virus và các mã độc
- Máy tính mới mua cài phần mềm và Windows không bản quyền dễ bị nhiễm virus và mã độc
- Những phần mềm diệt Virus và bảo mật tốt nhất cho điện thoại di động Android
- Phát hiện nhiều ứng dụng chứa virus và mã độc Android trên Google Play
- PlaceRaider - Virus mã độc siêu nguy hiểm trên điện thoại Android
- Top các phần mềm diệt virus và bảo mật tốt nhất cho điện thoại Android
- Virus và mã độc trên thiết bị di động Android chiếm tới 79%
- Báo cáo của Mỹ về tình trạng lây nhiễm virus và mã độc năm 2012
- Bảo vệ dữ liệu và chống lây nhiễm virus USB thủ công và bằng phần mềm