Microsoft đã mua một số máy tính xách tay tại 5 quốc gia gồm Indonesia, Malaysia, Philippine, Thái Lan và Việt Nam để kiểm tra độ an toàn sản phẩm và nhận thấy 48% thiết bị cài Windows lậu đã nhiễm mã độc.
Máy tính mới mua cài phần mềm và Windows không bản quyền dễ bị nhiễm virus và mã độc
Sáng 20/12, Microsoft công bố nghiên cứu mới nhất mà họ thực hiện tại khuvực Đông Nam Á. Hãng này lấy mẫu 66 bộ đĩa cài, 52 máy tính xách tay mới mang thương hiệu của các hãng uy tín được cài sẵn Windows bất hợp pháp và phát hiện tới 2.000 mã độc bao gồm lỗ hổng, botnet, mã phá chương trình, mã ăn cắp mật khẩu, trojan và virus.
Trong số đó có sâu OSE - ngụy trang như một ứng dụng văn phòng và thiết lập cổng hậu cho tin tặc điều khiển máy tính. Tội phạm sau đó có thể để trích xuất tập tin, cài đặt phần mềm bổ sung, hoặc sử dụng máy tính để gửi thư rác.
Tính tổng cộng, 86% số đĩa và 48% máy tính cài Windows lậu đã bị nhiễm virus và mã nguy hiểm dù mới được mua về. Microsoft không chia sẻ tỷ lệ cụ thể ở từng quốc gia nhưng khẳng định tình trạng này diễn ra ở cả 5 nước.
Một số đại lý không uy tín đã nhập Laptop chưa có sẵn hệ điều hành của các hãng lớn với giá rẻ hơn về Việt Nam rồi sau đó cài Windows lậu để bán cho khách hàng. Tội phạm có thể tìm đường thâm nhập thông qua các nhà phân phối và đại lý không uy tín, nơi cho phép sao chép phần mềm bất hợp pháp vào các máy tính để bán với giá rẻ nhằm thu hút nhiều người mua hơn. Hoạt động này ngày càng gia tăng bởi sự chỉ đạo của những tổ chức tội phạm vì mục tiêu lợi nhuận.
"Sử dụng phần mềm vi phạm bản quyền thật sự mang lại rủi ro. Đó không còn là vấn đề chỉ phớt qua trên phương tiện truyền thông, hay chỉ xảy ra với người khác. Tội phạm mạng có thể khai thác mã độc trong hàng loạt hoạt động xâm lấn từ ăn cắp mật khẩu và truy cập vào tài khoản ngân hàng, thậm chí chiếm quyền điều khiển máy tính và thông tin cá nhân để tiến hành các hoạt động tội phạm", ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam, nhấn mạnh.
"Dùng máy tính cài phần mềm giả mạo giống như sống trong khu vực nhiều tội phạm tinh vi mà cửa nhà lại mở", bà Rebecca Hồ, Giám đốc về sở hữu trí tuệ của Microsoft APAC, phát biểu. Hãng này đang tiến hành một nghiên cứu sâu hơn tại khu vực Đông Nam Á với các tập mẫu lớn hơn và dự kiến sẽ công bố kết quả trong quý đầu năm 2013.
CHÚ Ý: để được cảnh báo virus và được Tư vấn Hỗ trợ và nhận Key Download mới nhất của phần mềm diệt Virus này hãy Tham gia nhóm Facebook tại đây
Theo Vnexpress
Các tin khác liên quan cùng chủ đề
- Sử dụng phần mềm lậu không bản quyền khiến máy tính bị nhiễm virus
- Website và phần mềm Unikey bị hack và nhiễm mã độc
- Bkav Pro và Windows 8 có tương thích và diệt virus tốt không?
- Cảnh báo: USB, thẻ nhớ mới mua cũng bị nhiễm Virus mã độc
- Hàng loạt phần mềm diệt Virus và bảo mật di động ra mắt và tặng miễn phí
- Máy tính bị nhiễm con virus System Progressive và bị khóa luôn
- Nhiễm virus lạ phải cài lại Windows, Norton và Kaspersky không phát hiện được
- Chạy 3 phần mềm diệt virus Bkav, Anti-Malware và MSE mà máy vẫn nhiễm virus
- Cài phần mềm chống virus và bảo mật cho điện thoại là cách hiệu quả để tránh bị hack
- Cài phần mềm không bản quyền, nhiều công ty máy tính bị xử phạt nặng
- Các triệu chứng máy tính bị nhiễm Virut và cách xử lý
- Máy tính chạy chậm và đơ sau khi cài phần mềm diệt Virus Bkav Pro