Một hãng bảo mật cho biết tất cả những máy chạy phiên bản Android thấp hơn KitKat 4.4 đang bị vướng một lỗi bảo mật rất nghiêm trọng và dễ dàng bị tin tặc tấn công. Nhưng Google sẽ không phát hành bản vá cho những thiết bị này.
Hàng tỷ thiết bị Android 4.3 trở xuống dính lỗ hổng bảo mật WebView
Đây là lỗi bảo mật được tìm thấy trên Android WebView – Hệ thống cho phép hiển thị các nội dung dứng dụng trực tuyến không thể tách rời trong các phiên bản Android 4.3 trở xuống. Đây còn là hệ thống có liên quan đến nhiều ứng dụng chạy nền gốc của Android và đã từng nhiễm lỗi bảo mật nghiêm trọng Grand Canyon.
Lỗ hổng bảo mật mới được phát hiện này có liên quan đến 939 triệu thiết bị chạy Android trên thị trường hiện nay. Và như thường lệ, những lỗi bảo mật từ hệ điều hành này luôn luôn phải do nhà sản xuất phát hành bản vá lỗi chứ người dùng hay nhà cung cấp không thể chủ động khắc phục được gì.
Tuy nhiên, Google cho biết họ sẽ không phát hành bản vá lỗi cho các thiết bị Android 4.3 trở xuống. Hãng này sẽ chỉ tung ra bản Hotfix cho Android 4.4. Đối với các phiên bản 4.4.x trở lên thì các thiết bị sẽ không bị ảnh hưởng bởi lỗi lên quan đến WebView.
Trong khi đó, thị phần của Android 5.0 trên thị trường rất thấp (chỉ 0,01 % thiết bị đang chạy hệ điều hành mới nhất của Google). Đa số người dùng Andoid vẫn là nạn nhân chính có thể bị thiệt hại nhiều nhất trong tình huống này.
CHÚ Ý: để được cảnh báo virus và được Tư vấn Hỗ trợ và nhận Key Download mới nhất của phần mềm diệt Virus này hãy Tham gia nhóm Facebook tại đây
Theo Xuân Dung
Các tin khác liên quan cùng chủ đề
- Hàng loạt điện thoại Smartphone Galaxy và Note của Samsung dính lỗ hổng bảo mật
- Lỗ hổng bảo mật Viber giúp Hack màn hình khóa của ĐT Android
- Lỗ hổng trên Android khiến virus lây nhiễm vào 90% thiết bị đời cũ
- Mua bán lỗ hổng bảo mật trị giá hàng trăm nghìn USD
- Cách kiểm tra điện thoại Android có bị nhiễm virus do lỗ hổng bảo mật hay không
- Cảnh báo lỗ hổng bảo mật trên phần mềm Acrobat và Reader PDF
- Cảnh báo lỗ hổng trên thiết bị di động Android giúp hacker đánh cắp thông tin tài khoản
- Internet Explorer dính lỗ hổng bảo mật, khuyến cáo người dùng không nên sử dụng lúc này
- Lỗ hổng bảo mật BadUSB cực kỳ nguy hiểm khi cắm USB vào máy tính
- Lỗ hổng bảo mật cực nguy hiểm trên Internet Explorer tất cả các phiên bản
- Lỗ hổng bảo mật nguy hiểm của Remote Desktop Protocol - RPD trên các máy chủ
- Lỗ hổng bảo mật zero day của Flash và Adobe Reader