Phần mềm độc hại nhắm vào hệ điều hành di động Android của Google tăng từ 1.000 lên 350.000 chỉ trong năm 2012. Trong khi đó, các loại phần mềm “bắt cóc, tống tiền” bùng phát trở lại, còn người dùng vẫn thờ ơ với công tác bảo mật. Đó là một phần trong bức tranh tổng thể về tình hình bảo mật năm 2012 mà hãng bảo mật TrendMicro vừa phát hành.
Virus và các phần mềm độc hại tấn công hệ điều hành Android
Android là “chùm khế ngọt”
Chỉ tính riêng trong năm 2012, số lượng phần mềm độc hại nhắm vào HĐH di động này của Google gia tăng với tốc độ phi mã. Nếu như thời điểm quý 4/2011, số lượng phần mềm độc hại trên Android mà TrendMicro ghi nhận được chỉ ở con số xấp xỉ 1.000 thì sang quý 1/2012, con số này đã tăng lên 6.000. Và điều không thể tin nổi là tại thời điểm kết thúc quý 4/2012, con số này đã cán mức 350.000.
Không chỉ số lượng, mà phạm vi gây hại của các loại phần mềm độc hại trên Android cũng bao quát gần như toàn bộ các lĩnh vực tương tự như trên máy tính. Theo dữ liệu của TrendMicro, có 6 loại phần mềm độc hại xuất hiện trên máy tính từ năm 1988 – 2002 gồm: Sâu (Worm), RansomWare (loại mã độc chuyên “bắt cóc, tống tiền”), Adware (quảng cáo), Rootkit (loại mã độc trốn trên máy để phục vụ tấn công, điều khiển từ xa), Data Stealer (đánh cắp thông tin) và Dialer (thực hiện các cuộc gọi, gửi tin nhắn,...). Trong khi đó, chỉ chưa đầy 3 năm, hãng này đã ghi nhận được sự hiện diện của 5/6 nhóm phần mềm độc hại nói trên (trừ sâu máy tính).
Email lừa đảo và sự thờ ơ của người dùng
Báo cáo của TrendMicro cho thấy một sự thật khá ngược đời: Có đến 67% tin rằng hệ thống bảo mật của mình không đủ sức chống đỡ các cuộc tấn công của những tin tặc chuyên nghiệp, nhưng lại có đến 87% vẫn vô tư bấm vào các liên kết lừa đảo.
Không những thế, đứng đầu danh sách các lỗ hổng bị tin tặc khai thác để tấn công đều là những lỗ hổng đã được phát hiện và nhà sản xuất đã phát hành bản vá lỗi. Cụ thể, 3 lỗ hổng bị khai thác nhiều nhất gồm: Windows Common Control (33,31%), Embeded Flash Object (27,76%) và Microsoft Office (21,28%).
Các định dạng tập tin đính kèm bị lợi dụng để tấn công nhiều nhất vẫn là RTF (36,8%), XLS (29,3%), RAR và DOC (13,7% và 13,2%). Và dĩ nhiên, những lỗ hổng trên các định dạng này đều đã có bản vá lỗi từ nhà sản xuất.
Một điểm nữa trong báo cáo này cho thấy sự thờ ơ của người dùng đối với công tác bảo vệ an toàn cho hệ thống của mình: Dẫn đầu danh sách các loại phần mềm độc hại mà TrendMicro ghi nhận được là một gương mặt rất quen thuộc: Conflickr – một loại mã độc khai thác lỗi trong dịch vụ máy chủ của Windows đã được phát hiện và có giải pháp tiêu diệt từ năm 2008. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nó vẫn ung dung tồn tại và hoạt động trên 2,5 triệu máy tính
Sự thờ ơ này sẽ càng nguy hiểm hơn khi trong năm 2012 đã có sự gia tăng trở lại của các loại Ransomware - phần mềm độc hại có chức năng khống chế máy tính nạn nhân để đòi tiền. Theo ghi nhận của TrendMicro, số lượng Ransomware đã tăng hơn 18.000 vào quý 4/2012, tức gần 6 lần so với thời điểm quý 1/2012 (chỉ hơn 3.000).
Vá lỗ hổng của chính người dùng trước khi quá muộn...
Như vậy, có thể thấy, thái độ thờ ơ của người dùng chính là miếng mồi ngon mà tin tặc đang nhắm tới. Thế giới phần mềm độc hại ngày nay không chỉ là những đoạn mã làm hư hỏng hay mất mát một vài tập tin trên máy tính như thời thập niên 90 của thế kỷ trước mà nó luôn gắn liền với các lợi ích kinh tế. Thậm chí có cả ý đồ chính trị. Một máy tính bị nhiễm mã độc sẽ trở thành công cụ để tham gia các cuộc tấn công với ý đồ xấu vào một nơi xa lạ nào đó. Có khi chỉ đơn giản là liên tục gửi thư rác cho chính bạn bè, người thân của mình để “ông chủ” của nó ung dung ngồi thu lợi ích.
Tệ hơn nữa, bạn sẽ làm gì nếu một ngày nào đó bạn nhận được thông báo ngay trên màn hình rằng máy tính của bạn đã bị khóa, dữ liệu đã bị mã hóa hoàn toàn và bạn phải móc túi một khoản tiền nào đó để “chuộc” lại những gì thuộc về mình ở ngay trên máy tính của mình? Nghe có vẻ như cảnh trong phim viễn tưởng, nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra cho chính bạn. Và nếu như vậy, sự thờ ơ, phó mặc ngay từ đầu của người dùng mới chính là lỗ hổng nguy hiểm nhất cần phải được “vá”.
CHÚ Ý: để được cảnh báo virus và được Tư vấn Hỗ trợ và nhận Key Download mới nhất của phần mềm diệt Virus này hãy Tham gia nhóm Facebook tại đây
Theo TrendMicro
Các tin khác liên quan cùng chủ đề
- Phần mềm độc hại đang tấn công vào điện thoại Android và iPhone, iPad chạy iOS
- Google sẽ tích hợp Phần mềm quét và diệt virus cho các ứng dụng Google Play
- Hàng loạt phần mềm diệt Virus và bảo mật di động ra mắt và tặng miễn phí
- Hầu hết các phần mềm diệt virus đều không hiệu quả đối với virus mới
- Hệ điều hành Android Jelly Bean 4.2 của Google vẫn quá kém để chặn virus và các mã độc
- Máy tính mới mua cài phần mềm và Windows không bản quyền dễ bị nhiễm virus và mã độc
- NetQin Mobile Security - Phần mềm diệt Virus miễn phí cho Android, Symbian, Windows Phone và BlackBerry
- Những phần mềm diệt Virus và bảo mật tốt nhất cho điện thoại di động Android
- Quét và loại bỏ Virus và phần mềm độc hại miễn phí bằng Emsisoft Emergency Kit - Free Download
- So sánh các phần mềm diệt Virus hàng đầu Avira, Avast, Eset và Norton Antivirus
- So sánh tính năng các phần mềm diệt virus và bảo mật cho điện thoại di động
- Tràn ngập Virus và phần mềm diệt Virus giả mạo