Theo cảnh báo của hãng bảo mật McAfee, 79% trong số hàng trăm ứng dụng “nhái” game Flappy Bird bị nhiễm Malware (virus và phần mềm độc hại). Do game Flappy Bird quá nổi tiếng, bọn tội phạm mạng đã phát triển hàng trăm game “ăn theo” cùng thể loại, có chứa Malware.
79% ứng dụng nhái Flappy Bird bị nhiễm virus và mã độc
Theo báo cáo nguy cơ bảo mật hàng quý mới nhất của McAfee, trong số 300 game nhái Flappy Birds mà McAfee kiểm tra, có tới 79% game chứa phần mềm độc hại.
Thông qua những ứng dụng giả mạo này, bọn tội phạm mạng có thể chiếm quyền điều khiển Smartphone của người dùng, từ đó dùng thiết bị để thực hiện cuộc gọi, cài đặt thêm phần mềm, xuất ra dữ liệu danh bạ và theo dõi vị trí của người dùng mà họ không hề hay biết. Ngoài ra, bọn tội phạm còn có thể thiết lập quyền truy cập root để kiểm soát mọi thứ trên thiết bị, bao gồm ghi âm cuộc gọi, gửi và nhận tin nhắn SMS.
Flappy Bird không phải ứng dụng duy nhất liên quan tới vấn đề này. Ông Vincent Weafer, phó chủ tịch cấp cao của McAfee nói: “Trong năm 2014, có nhiều bằng chứng cho thấy những kẻ viết phần mềm độc hại trên di động đang có khuynh hướng làm giả những tính năng quen thuộc của những ứng dụng và dịch vụ nổi tiếng mà người dùng tin cậy”.
CHÚ Ý: để được cảnh báo virus và được Tư vấn Hỗ trợ và nhận Key Download mới nhất của phần mềm diệt Virus này hãy Tham gia nhóm Facebook tại đây
Theo Telegraph
Các tin khác liên quan cùng chủ đề
- Máy tính mới mua cài phần mềm và Windows không bản quyền dễ bị nhiễm virus và mã độc
- Bkav và Kaspersky khuyến cáo người dùng cảnh giác các mã độc và virus trên điện thoại di động
- Cảnh báo: USB, thẻ nhớ mới mua cũng bị nhiễm Virus mã độc
- Google Safe Browsing phát hiện 10.000 website nhiễm virus và mã độc mỗi ngày
- Hiện tượng bị nhiễm và Hướng dẫn cách diệt virus Facebook
- Hàng loạt Website Việt Nam bị Google cấm do nhiễm Virus mã độc
- Máy tính bị nhiễm con virus System Progressive và bị khóa luôn
- Mạng xã hội Facebook hoang mang do bị virus tấn công và lây nhiễm rất nhanh
- Nguy cơ nhiễm virus và mã độc qua thiết bị lưu trữ USB
- Nguồn lây nhiễm virus và mã độc tại Việt Nam chủ yếu từ phần mềm lậu Crack không bản quyền
- Phát hiện nhiều ứng dụng chứa virus và mã độc Android trên Google Play
- Tài khoản Facebook nhiễm virus và bị khóa do virus tự động Spam đầy tường