Theo AV-Test.org (Đức), khả năng khôi phục lại hệ thống sau khi diệt hết virus của các phần mềm diệt virus ngày càng kém. Hậu quả là sau khi được diệt được virus, các phần mềm bảo mật không sửa chữa được file nhiễm về trạng thái ban đầu gây ra hiện tượng lỗi trên hệ thống
Khả năng sửa chữa phục hồi hệ thống của phần mềm diệt virus ngày càng kém
Ngày 14.1, AV-Test đã công bố kết quả kiểm tra các sản phẩm bảo mật theo một quy trình chuẩn của đơn vị này. Kết quả cho thấy, hiệu quả của các sản phẩm chống virus có dấu hiệu giảm sút so với yêu cầu hiện nay. Đợt kiểm tra này được AV-Test thử nghiệm trên 25 sản phẩm chống virus cho người dùng gia đình và 8 sản phẩm bảo mật cho người dùng doanh nghiệp.
Đối với các sản phẩm dành cho người dùng gia đình, quá trình thử nghiệm cho thấy, chỉ có 92% các cuộc tấn công zero-day đã bị chặn trong quá trình thử nghiệm. Điều này đồng nghĩa với việc có 8% trường hợp các phần mềm bảo mật đã chịu thất thủ trước cuộc tấn công của các phần mềm độc hại.
Một điểm đáng chú ý của kết quả này là mặc dù các sản phẩm có thể tiêu diệt đạt hiệu quả đến 91% trên các hệ thống bị nhiễm virus, nhưng chỉ có 60% trường hợp có thể khôi phục được hệ thống trở lại tình trạng tương tự như trước khi nhiễm.
Các thử nghiệm này của AV-Test được thực hiện trên máy tính sử dụng HĐH Windows 7 (SP1, 64-bit). Kết quả là có 3/25 sản phẩm không đạt chứng nhận AV-Test gồm: Microsoft Security Essentials, PC Tools và AhnLabs. Kết quả kiểm tra các sản phẩm dành cho doanh nghiệp có vẻ tốt hơn và chỉ có Microsoft Forefront Endpoint Protection không đạt chứng nhận mặc dù hiệu quả bảo vệ đã đạt 78% - tăng 11% so với kết quả thử nghiệm tháng 11.2012).
Dù sao thì kết quả tổng thể trong lần thử nghiệm này của AV-Test vẫn tốt hơn so với bản công bố gây nhiều tranh cãi được thực hiện bởi Imperva. Trong bài thử nghiệm này, Imperv đã tạt một gáo nước lạnh vào ngành công nghiệp phần mềm diệt virus khi kết luận rằng hầu hết các phần mềm chống virus phát hiện ít hơn 5% các phần mềm độc hại mới.
Nhưng ngay cả trong bức tranh sáng sủa hơn này của AV-Test cũng cho thấy hiệu quả của các phần mềm bảo vệ đang không theo kịp tiến triển của các mối đe dọa trong tình hình mới. Và dù chưa hẳn là đồ bỏ nhưng nếu không được cải tiến kịp thời thì chính sự tin cậy của người dùng vào các phần mềm bảo mật cũng đã là một mối nguy hiểm.
Được biết, AV-Test đang tiến hành kiểm tra các phần mềm bảo mật di động dành cho Android, kết quả sẽ được công bố vào giữa tháng 2 năm 2013.
CHÚ Ý: để được cảnh báo virus và được Tư vấn Hỗ trợ và nhận Key Download mới nhất của phần mềm diệt Virus này hãy Tham gia nhóm Facebook tại đây
Theo XHTT
Các tin khác liên quan cùng chủ đề
- Hầu hết các phần mềm diệt virus đều không hiệu quả đối với virus mới
- Phần mềm diệt Virus Avast cho hệ điều hành Mac OS của Apple
- Top 10 phần mềm bảo mật diệt Virus tốt nhất của năm 2011
- Top phần mềm diệt Virus mạnh nhất, tốt nhất, nhanh nhất của năm
- Tràn ngập Virus và phần mềm diệt Virus giả mạo
- VB100 - Top các phần mềm diệt Virus được cấp chứng nhận Virus Bulletin
- Ưu và nhược điểm của các phần mềm diệt Virus Online
- AVG Antivirus Free Edition 2013 phần mềm diệt Virus miễn phí
- Bkav 2012 - Các tính năng của phần mềm diệt Virus Bkav Pro 2012
- Chạy 3 phần mềm diệt virus Bkav, Anti-Malware và MSE mà máy vẫn nhiễm virus
- Chọn phần mềm diệt Virus và phòng chống Virus trên mạng Internet
- Crack phần mềm diệt Virus không bản quyền, lợi bất cập hại